Email | Hòm thư góp ý | Liên hệ | Sơ đồ web
 
Lễ hội chùa Duệ Tú

Thời gian: 6 - 7/3  âm lịch

Địa điểm:  Phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Pháp sư Đại Biên, một lương y nổi tiếng, một công thần có công giúp nước đời nhà Lý.

Đặc điểm: Tế lễ, tụng kinh, múa phượng, chọi gà, chơi cờ…

Chùa Duệ Tú (thường gọi là chùa Duệ) nằm trên một khu đất rộng, mặt chính nhìn thẳng hướng đông. Phía trước mặt là sông Tô Lịch. Theo thần phả để lại rằng thời ấy ở thôn Tiền, trang Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai có ông bà Lê Hưng và Nguyễn Thị Phan. Hai vợ chồng tu nhân tích đức mến mộ đạo Phật, kính trọng thần tiên, luôn làm điều thiện. Một hôm lập đàn cầu tự tại nhà, ba tháng sau thì ứng nghiệm. Bà có mang, ngày 18 tháng 3 năm Mậu Ngọ thì sinh con trai đặt tên là Lê Nghĩa, lớn lên mặt mày sáng sủa, thân hình cao lớn khác hẳn người thường.

           

            Lê Nghĩa được 18 tuổi thì cha mẹ mất, Ngài làm lễ an táng cha mẹ, rồi xây chùa trên mảnh đất của nhà mình để sớm hôm đọc kinh lạy Phật và thờ phụng cha mẹ. Ngài được truyền tụng là một thiền sư và là một lương y nổi tiếng, một công thần có công giúp nước đời nhà Lý. Ngài bị bệnh và mất vào ngày 7 tháng 3, vua thương tiếc khen thưởng công hầu, phong ngài Nghĩa Công là Lê Đại Điên Giác Hoàng thiền sư đại vương (dân chúng thường gọi là Pháp sư Đại Điên) cho được hưởng huyết thực muôn đời, truyền cho dân thôn Tiền Trang, Dịch Vọng tu sửa chùa để phụng thờ, ban cho 30 quan tiền làm quốc lễ xuân thu, cùng chung lộc nước làm khuôn phép lâu dài. Từ đấy cứ đến ngày 7 tháng 3 dân làng lại mở hội chùa.

 

Lễ hội được tổ chức trong 2 ngày cùng với sự tham gia của nhân dân trong vùng để tưởng nhớ Ngài Pháp sư Đại Điên như sau:

 

Ngày 6/3:

Buổi sáng, Hòa thượng trụ trì và các vãi chùa làm lễ Mộc dục, bao sái, sau đó là là lễ cáo thỉnh và khách thập phương vào lễ Phật, Thánh.

 

Buổi chiều có buổi đọc kinh A Di Đà, biểu diễn văn nghệ  và các trò hội.

 

Ngày 7/3:

Đây là ngày chính hội. Buổi sáng được bắt đầu vào buổi sáng với màn tế lễ của đội tế nam và nữ do các cụ cao tuổi của phường Quan Hoa thực hiện. Tiếp theo là dâng hương Phật Thánh của dân làng và du khách thập phương. Sau đó là mời toàn thể dân làng và khách thập phương thụ lộc Phật Thánh.

 

Buổi chiều được diễn ra với khóa lễ tụng Dược Sư hội và khóa niệm Phật của đoàn phật tử và nhân dân trong phường. Tiếp theo đó là các tiết mục văn nghệ và trò chơi dân gian truyền thống, thu hút được đông đảo khách thập phương xa gần như, hát quan họ, múa phượng, múa đèn hoa đăng, chơi cờ, chọi gà.




TÌM KIẾM
Điểm đến
Vùng
Tỉnh, thành phố
Loại hình
 
TRA CỨU LỄ HỘI
Ngày âm Tháng âm
 
ĐỔI LỊCH ÂM DƯƠNG
NGÀY THÁNG NĂM