Du lịch đường sông - Tiềm năng đang được đánh thức
Cập nhật: 23/11/2012
Xác định du lịch đường sông là trọng tâm, là sản phẩm chiến lược trong định hướng phát triển sản phẩm du lịch giai đoạn 2011-2015, ngành du lịch TP. HCM đang tập trung lập kế hoạch khai thác và phát triển, từng bước đánh thức loại hình du lịch giàu tiềm năng này nhằm đóng góp vào GDP của thành phố và đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Để đánh thức tiềm năng của du lịch đường sông nội đô, UBND TP. HCM và các ban, ngành trên địa bàn thành phố liên tục tiến hành khảo sát nhằm thu thập những số liệu cụ thể, tiến hành xây dựng quy hoạch và sớm đưa vào khai thác các tuyến du lịch trên sông. Từ đầu năm đến nay, nhiều cuộc khảo sát đã được thực hiện như khảo sát tuyến du lịch đường sông từ bến Bạch Đằng đến Cần Giờ để chuẩn bị phát triển những trạm dừng chân cho tuyến du lịch này. việc nối tuyến du lịch từ Phú Mỹ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cần Giờ được quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó, TP. HCM còn xây dựng đề án nghiên cứu cấp Sở “Định hướng phát triển du lịch đường sông TP. HCM giai đoạn 2011-2015”; xây dựng tuyến du lịch đường sông tầm trung khả thi bến Bạch Đằng - Cần Giờ; tổ chức khảo sát tuyến du lịch đường sông tầm xa Sài Gòn - Tiền Giang - An Giang - Phnôm Pênh – Siêm Riệp, tuyến du lịch đường sông liên tỉnh từ TP. HCM đi Đồng Nai, khu du lịch Đại Nam (Bình Dương), Bà Rịa - Vũng Tàu và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long; khảo sát Khu liên hợp thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc (quận 2); phối hợp với Cục Du lịch đảo Jeju (Hàn Quốc) trong hợp tác, chia sẻ để tăng cường quản lý và xúc tiến du lịch đường sông tại TP. HCM; chính thức đưa vào hoạt động du thuyền ẩm thực Vietcruiser như một sản phẩm mới của chương trình du lịch đường sông mà TP. HCM đang tập trung đầu tư phát triển…

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. HCM còn phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố bước đầu khai thác các tuyến du lịch đường sông nội đô. Hiện tại, du lịch đường sông nội đô bao gồm các tuyến như: tuyến từ bến Bạch Đằng đi các quận 4, 5, 6, 8 chạy dọc theo rạch Bến Nghé - kênh Tàu Hủ; tuyến từ bến Bạch Đằng đi các quận 4, 7 dọc theo rạch Bến Nghé - Kênh Đôi - rạch Ông; tuyến từ bến Bạch Đằng đi quận 1, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình dọc theo rạch Thị Nghè. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đang phối hợp với UBND quận 8 và Công ty Thuyền buồm Đông Dương khai thác tuyến từ bến Bạch Đằng - rạch Bến Nghé - kênh Tàu Hủ - chùa Long Hoa - bến Bạch Đằng với lượng khách trung bình 20 khách/chuyến vào các ngày chủ nhật hàng tuần, hiện đã đầu tư cầu phao và xây mới hệ thống nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn phục vụ du khách tại quận 8.

Để du lịch đường sông nội đô thực sự phát triển trong thời gian tới, ngành du lịch thành phố đã kiến nghị với UBND TP. HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ dự án về môi trường như nạo vét rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ, giải tỏa các hộ dân đang sinh sống ven kênh rạch, tuyên truyền vận động cộng đồng dân cư thực hiện nếp sống văn minh; đầu tư một số bến tàu, nâng cấp, xây dựng tạm thời các cầu tàu, nhà chờ đón khách đủ tiêu chuẩn du lịch tại bến Bạch Đằng. Tích cực hoàn thành kế hoạch lập quy hoạch và phát triển bờ tây sông Sài Gòn, xây dựng bến tàu du lịch mới. Tổ chức và thực hiện việc khai thác và phát huy hiệu quả toàn bộ các sông rạch dọc Đại lộ Võ Văn Kiệt như xây dựng các trạm dừng kết hợp đường bộ, đường sông. Đồng thời, ngành du lịch TP. HCM cũng đã tiến hành phối hợp các ngành liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm qui định về đảm bảo an toàn cho khách du lịch của các phương tiện, tổ chức các nhân tố kinh doanh vận tải khách du lịch trên các tuyến giao thông thủy nội địa, có giải pháp đảm bảo an toàn cho du khách. Hiện Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định chuyển 7 tuyến đường thủy nội địa quốc gia thành đường thủy nội địa địa phương và giao cho UBND TP. HCM quản lý, bảo trì. Các tuyến cụ thể gồm kênh Tắc Ông Cu - Tắc Bài; kênh Tắc Ông Nghĩa; kênh Bà Tổng; sông Dần Xây; sông Dinh Bà; sông Lò Rèn; sông Vàm Sát. Đồng thời, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã ủy quyền cho Sở Giao thông Vận tải TP. HCM quản lý, bảo trì 8 tuyến đường thủy quốc gia nhằm mục đích giảm tình trạng nhiều đơn vị quản lý gây ra chồng chéo khó quy trách nhiệm khi xảy ra các sự cố và góp phần phát triển du lịch đường sông. Đây cũng là một lợi thế lớn để TP.HCM tận dụng phát triển du lịch đường sông trong thời gian tới.

Song song đó, giai đoạn 2012-2015, TP. HCM sẽ tập trung quy hoạch, phát triển, đặc biệt sẽ đầu tư xây dựng hệ thống bến tàu, cầu cảng và từng bước kiện toàn hạ tầng nhằm đón tàu du lịch trong và ngoài nước mang du khách đến thành phố. TP. HCM quyết tâm trong năm 2012-2013, các đơn vị phải xây dựng được một số cầu tàu để phục vụ du lịch; tiến hành quảng bá rộng rãi về sản phẩm du lịch đường sông của thành phố 1 tuyến tầm ngắn và tầm trung; hợp tác chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch, chú trọng đến quản lý và đảm bảo an toàn trong phát triển du lịch đường thủy; tổ chức đào tạo quản lý Nhà nước về du lịch đường thủy nội địa nâng cao nhận thức về vai trò của du lịch đường thuỷ và công tác quản lý du lịch cho đội ngũ cán bộ, chuyên viên, nhân viên… ngành du lịch hoạt động liên quan đến đường thuỷ. Triển khai thúc đẩy và hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kêu gọi vốn đầu tư, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch.

Ven