Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Định
Cập nhật: 27/03/2014
Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Bình Định trên cơ sở khai thác lợi thế và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
 

Về phát triển loại hình và sản phẩm

1) Tập trung phát triển loại hình Du lịch biển: Do đặc điểm nổi trội của nguồn tài nguyên biển nên loại hình du lịch gắn với biển, đảo sẽ chiếm vị trí hết sức quan trọng và được ưu tiên đối với du lịch Bình Định. Trong du lịch biển cần chú ý những loại sản phẩm sau :

- Du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần: Đây là nhóm sản phẩm du lịch chủ đạo được phát triển trên toàn hành lang ven biển của tỉnh. Tuy nhiên tập trung ở cụm trung tâm và khu vực Hoài Nhơn.

- Du lịch tàu biển: Phát huy lợi thể cảng biển Quy Nhơn để phát triển loại hình du lịch tàu biển nhằm khai thác các giá trị văn hóa địa phương trong không gian cụm trung tâm và cụm phía Tây (Tây Sơn).

- Du lịch thể thao, khám phá biển đảo: Chủ yếu khai thác hệ thống biển, đảo ven bờ như Hòn Ông Cơ, Hòn Khô, Hòn Đất, Cù Lao Xanh. v.v…

2) Bên cạnh đó cần đẩy mạnh phát triển Du lịch văn hóa và sinh thái để đa dạng hóa sản phẩm du lịch của tỉnh và  làm nền tảng phát huy tính đặc thù sản phẩm du lịch biển của từng địa phương trong tỉnh và so với các tỉnh khác trong vùng duyên hải nam trung bộ: Du lịch sinh thái gắn với cảnh quan núi, hồ tập trung khu vực phía Tây tỉnh Bình Định, du lịch văn hóa gắn với di tích Khởi nghĩa Tây Sơn, di tích văn hóa Chăm cũng như khai thác các hỉnh thức văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu như Võ Bình Định, tuồng. Các loại hình: Thăm quan nghiên cứu, giáo dục, tâm linh.v.v…

3) Phát triển Du lịch thư­ơng mại, công vụ: Phát huy vai trò đô thị loại I của thành phố Quy Nhơn và vị trí địa lý, các đầu mối giao thông để phát triển du lịch MICE:

- Du lịch hội nghị, hội họp và khuyến th­ưởng, hội chợ.

- Du lịch kèm theo những sự kiện đặc biệt (như lễ hội, lễ kỷ niệm...).

Về tổ chức không gian lãnh thổ

Căn cứ sự phân bố tài nguyên theo không gian và các đặc điểm về tự nhiên, điều kiện cơ sở hạ tầng, các hành lang kinh tế quan trọng, tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Bình Định thành ba địa bàn như sau:

1) Cụm du lịch thành phố Quy Nhơn và vùng phụ cận 

2) Cụm du lịch Hoài Nhơn

3) Cụm du lịch Tây Sơn và phụ cận

4) Trung tâm phát triển du lịch

5) Phát triển tuyến du lịch 

Tăng cường liên kết phát triển du lịch với địa phương trong vùng, các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các địa phương khác vùng dựa trên hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường không và đường thủy.

- Đường bộ: Phát triển các tuyến theo quốc lộ IA, quốc lộ 19; tuyến đường bộ ven biển.

- Đường sắt: Phát triển tuyến Bắc  - Nam.

- Đường không: Với các trung tâm du lịch lớn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…

- Đường biển: Tuyến du lịch với các địa phương ven biển trên cả nước và quốc tế.

Bên cạnh đó, phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh liên kết các cụm du lịch:

Tuyến du lịch thành phố Quy Nhơn – Tây Sơn để gắn kết du lịch văn hóa với du lịch sinh thái biển và sinh thái núi.

Tuyến du lịch thành phố Quy Nhơn – Hoài Nhơn – vùng phụ cận để khai thác các điểm du lịch gắn liền với biển, đảo.

Tuyến du lịch thành phố Quy Nhơn – Tây Sơn – Vĩnh Thanh. Khai thác phát triển du lịch sinh thái phía Tây.

Tuyến du lịch thành phố Quy Nhơn – Hoài Nhơn – An Lão.

Baodulich.net.vn